Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này

Khi lỗ xỏ không may bị bump, sưng viêm, lở loét, nhiễm trùng,... rất nhiều bạn đều cho rằng là do ăn uống không kiêng cử, quên vệ sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân được đưa ra trên chưa thực sự chính xác. Thực tế sau khi xỏ khuyên, nguyên nhân dễ làm cho lỗ xỏ của bạn gặp các triệu chứng trên là do 4 thói quen chưa tốt trong blog bên dưới. Giờ bạn cùng TinyBox xem qua 4 thói quen đó là gì để biết mà kịp thời tránh né nha. 


Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này

Stop ngay 4 thói quen này, nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang

1/ Ít khi gội đầu sau khi xỏ khuyên

Nhiều bạn nghĩ rằng sau khi xỏ khuyên thì nên hạn chế gội đầu để tránh nước, xà phòng dính vào. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm và rất tai hại! Việc ít gội đầu sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho bụi bẩn, mồ hôi và dầu thừa tích tụ xung quanh lỗ xỏ. Vi khuẩn từ đó mà sinh sôi, nảy nở, gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và mưng mủ khó chịu.


Đặc biệt với thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, da đầu rất dễ đổ mồ hôi. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo gội đầu thường xuyên. Đồng thời, nhẹ nhàng làm sạch vùng da quanh lỗ xỏ bằng nước muối sinh lí, tiếp theo dùng tăm bông thấm khô lại sau khi gội để giữ vệ sinh tốt nhất.


Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này

2/ Thường xuyên thay khuyên

Team 'thích đổi gió' ơi, xỏ khuyên xong mà cứ 'nhăm nhe' thay đổi khuyên liên tục thì 'stop' ngay nha!


Lỗ xỏ mới còn rất nhạy cảm và cần thời gian để lành hẳn. Việc thay khuyên quá thường xuyên sẽ gây ra những tác động không cần thiết lên vết thương, làm tăng nguy cơ trầy xước, kích ứng và kéo dài thời gian lành. Tốt nhất là bạn nên đợi lỗ xỏ ổn định hoàn toàn (thường là khoảng 2 - 4 tháng, tùy cơ địa và vị trí) rồi mới bắt đầu 'mix and match' các loại khuyên yêu thích. Trong thời gian này, hãy ưu tiên thay những chiếc khuyên được làm từ chất liệu an toàn như thép y tế hoặc titanium bạn nha. 
 

Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này

3/ Đẩy khuyên lên xuống

Có bạn nào có thói quen hay táy máy, đẩy và xoay chiếc khuyên khi chưa lành không? Nếu có thì bỏ ngay nha! Hành động tưởng chừng vô hại này lại là 'thủ phạm' khiến lỗ xỏ của bạn dễ bị viêm nhiễm. Do tay của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn, việc chạm vào lỗ xỏ liên tục sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào bên trong.


Thêm vào đó, việc đẩy khuyên lên xuống còn gây cọ xát, làm tổn thương các mô mềm bên trong. Ngoài ra, thói quen thứ 3 này đưa chất bẩn bám trên "thân khuyên" vào lỗ xỏ, từ đó khiến vết thương lâu lành hơn và dễ bị sưng tấy hơn. Cho nên bạn hãy nhớ 'bàn tay sạch' và 'hạn chế chạm' là nguyên tắc vàng khi chăm sóc lỗ xỏ mới nha.


Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này

4/ Gây áp lực, cố ý nằm đè, để lỗ xỏ liên tục bị vướng víu

Ngủ nghiêng một bên, đeo khẩu trang vướng vào khuyên hay vô tình chạm tay đụng trúng... Đây đều là những tình huống nói chung gây áp lực lên lỗ xỏ. 


Áp lực liên tục sẽ làm giảm lưu thông máu đến vùng da xỏ khuyên, khiến vết thương khó lành và dễ bị viêm. Vậy nên, bạn hãy cố gắng tránh nằm đè lên lỗ xỏ, cẩn thận khi đeo khẩu trang hay mặc quần áo để không làm vướng víu. Từ đó lỗ xỏ mau khô, ổn định, cũng như thời gian lành được diễn ra đúng thời hạn. 


Nếu bạn không muốn lỗ xỏ toang, stop ngay 4 thói quen này


Hy vọng qua nội dung chia sẻ 4 thói quen gây ảnh hưởng cho lỗ xỏ trên có giá trị và hữu ích với bạn. TinyBox cảm ơn bạn đọc và hẹn gặp lại bạn trong những blog chia sẻ cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên khác nha.


Tham khảo thêm:

>> Nhuộm tóc có tác hại gì và ảnh hưởng đến lỗ xỏ khuyên không?

>> Xỏ khuyên có ăn thịt trâu được không?