Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?

Miệng là nơi chúng ta thường xuyên ăn uống và nói chuyện, cho nên khi mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn rất được nhiều bạn quan tâm. Hiểu được điều này, nên hôm nay TinyBox xin giải đáp thắc mắc và đưa ra một số lời khuyên bổ ích. 


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?
Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?


Tầm quan trọng của việc lựa chọn khuyên môi phù hợp

Trước khi tìm hiểu câu trả lời "mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn" bạn cùng TinyBox tìm hiểu tầm quan trọng của việc chọn khuyên môi phù hợp đã nhé. Lỗ xỏ môi là một vết thương, mà bất kì một vết thương nào ở những tháng ngày đầu tiên cũng thường gặp triệu chứng điển hình là bị sưng. Cho nên, việc chọn khuyên môi sao phù hợp cực kì quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc lỗ xỏ môi của bạn có mau ổn định và hồi phục hay không.


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?


Ví dụ, nếu bạn lựa chọn khuyên vừa vặn với kích cỡ môi của mình ngay từ lần xỏ đầu tiên để không bị cấn, rủi ro cao là tình trạng sưng tấy trong những ngày đầu sẽ nuốt mất khuyên của bạn. Còn trường hợp bạn chọn cho mình chiếc khuyên quá dài so với mức quy định, nó sẽ làm bạn bị cấn nhiều hơn. Ngoài ra, tùy vị trí xỏ môi mà nó có thể làm hỏng răng của bạn nhanh chóng. Hoặc nếu vị trí xỏ môi đó của bạn là Vertical Labret thì điều này sẽ làm cho chiếc khuyên dễ bị vướng víu hơn. Vậy thì mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn mà còn giúp lỗ xỏ mau ổn định?


Bật mí nhỏ cho những bạn chưa biết, Vertical Labret cũng là kiểu xỏ môi được ưa chuộng, nhưng khác với kiểu truyền trống thì hình thức xỏ vị trí này được thực hiện đâm xuyên từ dưới lên trên giữa môi. 


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?
Xỏ khuyên môi vị trí Vertical Labret 


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?

Những kiểu dáng khuyên môi đều không làm bạn bị cấn nếu bạn chọn kích thước phù hợp trong từng thời điểm. Điều này có nghĩa mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn không phải nằm ở kiểu dáng, mà nó nằm ở kích thước. 


Trong trường hợp mới xỏ khuyên môi, nếu là khuyên thẳng hay thanh tạ cong, bạn nên chọn khuyên có thân dài hơn so với độ dày của môi khoảng 3-4mm. Đối với khuyên tròn, bạn tránh lựa những vòng nhỏ ôm sát ở những ngày đầu mới xỏ. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn khuyên vòng có kích cỡ lớn, tùy độ dày mỏng của môi mà bạn nên lựa chọn sao cho phù hợp. Tốt nhất là khoảng cách từ bờ môi đến đường kính của khuyên vòng là 2-3mm. Có như vậy, bạn sẽ không bị cấn khuyên ngay từ lúc mới xỏ. 


Sau khi lỗ xỏ môi ổn định và hết sưng, để tránh bị cấn khuyên, bạn nên lựa chọn khuyên có kích cỡ ngắn hoặc có vòng nhỏ hơn để nó có thể ôm sát vào môi của mình.


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?


Chung quy lại, để không bị cấn khuyên khi mới xỏ môi, bạn tránh lựa chọn kích cỡ quá dài và to so với thông số trên. Và đừng quên sau khi lỗ xỏ môi hết sưng, ổn định, bạn hãy lập tức thay khuyên vừa vặn với môi của mình. Điều này không chỉ giúp bạn không bị cấn khuyên trong suốt quá trình chinh phục lỗ xỏ môi, mà còn giúp lỗ xỏ môi nhanh lành, không làm hỏng nướu và răng. 


Để đảm bảo quá trình xỏ cũng như hồi phục lỗ xỏ môi một cách trọn vẹn. Cách tốt nhất là bạn vẫn nên tìm kiếm cho mình một địa điểm xỏ khuyên uy tín và chuyên nghiệp. Bởi chắc chắn rằng tại đó, họ sẽ cung cấp những thứ bạn cần. 


Mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn?


Địa điểm xỏ khuyên môi uy tín, an toàn, nhanh chóng - TinyBox 

Tại cửa hàng TinyBox, chúng mình có đầy đủ kiểu dáng và kích thước khuyên môi. Điều này giúp bạn không bị cấn lúc từ lúc mới xỏ khuyên cho đến khi lành hẳn. Ngoài ra tại shop TinyBox còn có:

- Thợ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm

- Nhân viên tư vấn nhiệt tình

- Kiểu dáng và chất liệu khuyên đa dạng, giá thành từ đây cũng linh hoạt cho bạn lựa chọn

- Kim xỏ chỉ sử dụng một lần, các dụng cụ được tiệt trùng kĩ càng trước khi sử dụng

- Phòng xỏ khuyên riêng tư, rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. 


Qua nội dung bài viết "mới xỏ môi đeo khuyên nào để không bị cấn" TinyBox hy vọng bạn đã có câu trả lời cho mình. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy ủng hộ shop TinyBox bằng cách đặt lịch xỏ khuyên qua Hotline/zalo 0822456234 nha. 


Tham khảo thêm:

>> Xỏ khuyên môi có để lại sẹo không?

>> Tại sao xỏ khuyên môi 6 tháng nhưng vẫn chưa lành?