Tiết lộ 4 bí mật về hình thức xỏ khuyên có thể bạn chưa biết
Thứ Hai,
07/11/2022
Bạn nghĩ mình đã biết tất cả về hình thức xỏ khuyên? Từ lịch sử, cảm giác thật khi xỏ, đến quy tắc "ngầm" để lỗ xỏ mau lành? Nếu bạn chưa biết và cũng đang tò mò, thì hãy chuẩn bị tinh thần khám phá ngay những bí mật về hình thức xỏ khuyên mà có thể bạn chưa từng được tiết lộ. Giờ bạn cùng Tinybox dành ra 5 phút đọc để xem đó là những bí mật gì nha!
Tiết lộ 4 bí mật về hình thức xỏ khuyên có thể bạn chưa biết
Bí mật số 1: Nguồn gốc thật sự của xỏ khuyên - Hơn cả một xu hướng làm đẹp hiện đại
Khi nhắc đến xỏ khuyên, hầu như ai trong chúng ta cũng thường nghĩ ngay đến một hình thức làm đẹp để thể hiện phong cách. Điều này không sai, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ của câu chuyện. Bí mật lớn nhất mà ít ai biết về xỏ khuyên chính là nó mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với vẻ ngoài hào nhoáng mà các bạn thấy ngày nay.
Xỏ khuyên không phải là một xu hướng mới nổi. Thật ra, nó đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước và được sử dụng với vô vàn mục đích khác nhau – từ nghi lễ tâm linh, bùa hộ mệnh, dấu hiệu của địa vị xã hội, cho đến cả những ý nghĩa y học cổ truyền. Điều này cho thấy, xỏ khuyên không đơn thuần là việc trang trí cơ thể. Nó là một phần của lịch sử loài người, là cách thể hiện niềm tin, vị thế,...
Bí mật số 2: Điều ít ai tiết lộ về cảm giác thật khi xỏ khuyên
Xỏ khuyên sử dụng kim để đâm xuyên qua, nên không thể nói xỏ khuyên không có cảm giác. Sự thật là, cảm giác khi xỏ sẽ có một khoảnh khắc châm chích và khó chịu khi kim đi qua da thịt. Tuy nhiên, cường độ và thời gian đau thường ngắn hơn bạn tưởng rất nhiều.
Ngoài ra, vị trí xỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề "cảm giác thật khi xỏ khuyên". Do xỏ sụn tai thường bạn sẽ có xu hướng đau hơn khi xỏ dái tai, hay xỏ rốn thường sẽ ít đau hơn xỏ lưỡi. Bên cạnh đó, điều ít ai biết là yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cảm giác khi xỏ khuyên. Khi bạn lo lắng, cơ thể sẽ căng cứng, lúc này cảm giác đau cũng có thể tăng lên.
Sự thật xỏ khuyên không quá đau như bạn nghĩ
Bí mật số 3: "Giải mã" những triệu chứng lạ ở lỗ xỏ – Khi nào bạn nên lo lắng?
Đối với các lỗ xỏ mới ở thời gian đầu sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, tiết dịch, hay thậm chí có một cục u hạt nhỏ (bump), bạn đã biết chúng là triệu chứng tốt hay xấu, có phải nhiễm hay không chưa? Và đây chính là một trong những "bí mật về hình thức xỏ khuyên" mà không phải ai cũng biết, nhưng lại cực kì quan trọng để bạn hiểu rõ được tình trạng lỗ xỏ của mình:
- Dịch trong hoặc vàng nhạt:
Nếu lỗ xỏ của bạn gặp tình trạng này bạn cũng đừng lo lắng quá, do đây là dịch huyết tương (plasma) - dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi cơ thể đang tích cực tái tạo và làm lành vết thương. Bạn chỉ cần vệ sinh đúng cách, chúng sẽ tự giảm dần.
- Ngứa nhẹ:
Lỗ xỏ cũng tương tự như vết thương ngoài da khi lên da non, lỗ xỏ ngứa nhẹ là một tín hiệu tốt, báo hiệu quá trình hồi phục đang diễn ra.
- Mủ trắng đục, vàng, hoặc xanh (kèm theo sưng nóng, đỏ, đau nhức):
Triệu chứng này là một dấu hiệu báo động của nhiễm trùng. Lỗ xỏ của bạn cần được vệ sinh tích cực và nếu không cải thiện, bạn cần tìm đến sự tư vấn của tiệm xỏ hoặc bác sĩ ngay.
- Xuất hiện cục u (sẹo lồi hoặc u hạt kích ứng):
Khi cục u nhỏ xuất hiện ở miệng lỗ xỏ, đây có thể là sẹo lồi (keloid) do cơ địa hoặc u hạt, giống mụn nước (bump) do chăm sóc sai cách, bị va chạm. Việc phân biệt hai loại này và cách xử lí đúng đắn cũng là "bí mật" giúp lỗ xỏ của bạn khỏe mạnh trở lại.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt bump và sẹo lồi trong xỏ khuyên chuẩn nhất
Bí mật số 4: Xỏ khuyên ở vị trí nào "ít đau nhất", "dễ lành nhất" và vị trí nào "khó lành nhất"?
Trước khi nghĩ đến việc sắm cho mình một lỗ xỏ mới, hầu như bạn nào cũng đều thắc mắc xỏ ở vị trí nào thì ít đau nhất?" hay "vị trí nào nhanh lành nhất?". Câu trả lời nằm ở "bí mật" về cấu trúc cơ thể, mức độ chịu đau của từng người, tay nghề thợ chuyên môn, và mức độ chịu tác động của từng vùng. Chúng ta sẽ co thang điểm chung như sau:
- Vị trí an toàn và dễ chịu, ít đau nhất: Không đâu khác chính là vị trí xỏ ở phần dái tai (lobe). Thường chúng ta chỉ mất đâu đó khoảng 1 tháng để ổn định bên ngoài, 2 - 3 tháng để lành "đường hầm" bên trong. Và Lobe là vị trí lý tưởng cho các bạn mới bắt đầu.
- Thử thách vừa phải: Xỏ sụn vành tai ngoài (helix) hoặc Flat thường đau hơn so với xỏ dái tai một chút. Thời gian lành cũng kéo dài hơn vài tháng, vì vậy bạn sẽ cần kiên nhẫn hơn so với những vị trí xinh yêu này.
- Vị trí cần được chăm sóc và kiên nhẫn đặc biệt: Các vị trí như Rook, Daith, Industrial, rốn,... thường sẽ mang lại cảm giác hơi rõ ràng hơn một chút. Và các vị trí trên nằm ở phần nhiều sụn và thường xuyên chịu áp lực, nên thời gian lành có thể kéo dài 6 tháng - 1 năm.
Sau khi bạn đã nắm được "4 bí mật về hình thức xỏ khuyên" mà TinyBox đã chia sẻ ở trên, TinyBox hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn và lựa chọn được cho mình vị trí xỏ khuyên phù hợp. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết ngắn tiếp theo nha!
Tham khảo thêm: