Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?

Chườm lạnh và chườm nóng khi có vết thương đã được ông bà ứng dụng từ ngày xưa cho đến thời điểm hiện tại. Việc bạn chườm lạnh, chườm nóng đúng nơi, đúng chỗ lên vết thương sẽ giúp cho vết thương mau chóng hồi phục và giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, đối với lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng? Lựa chọn nào sẽ tốt hơn cho lỗ xỏ của bạn?
 

Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?


Khi có một chiếc khuyên mới trên cơ thể, hầu như ai trong tất cả chúng ta cũng đều có khuynh hướng tìm kiếm các mẹo săn sóc để giúp lỗ xỏ được nhanh lành. Biết được điều đó, cho nên hôm nay TinyBox xin chia sẻ một tips chăm sóc không mới nhưng ít ai nói bạn biết là kết hợp chườm lạnh và chườm nóng cho lỗ xỏ. 

1/ Công dụng của chườm lạnh và chườm nóng đối với vết thương

Việc ứng dụng chườm lạnh và chườm nóng đúng cách mang lại hiệu quả vô cùng cao. Nhưng trước tiên, bạn cùng TinyBox tìm hiểu công dụng của từng cách chườm để có thể tự tin chăm sóc lỗ xỏ khuyên một cách tốt nhất.

1.1/ Công dụng của chườm lạnh đối với vết thương

  • Giảm đau bằng cách làm tê khu vực bị tổn thương
  • Giảm sưng, viêm 
  • Giảm chảy máu

1.2/ Công dụng của chườm nóng đối với vết thương

  • Mang lại nhiều máu hơn cho khu vực có vết thương

  • Giúp giảm cứng khớp và co thắt cơ
     

Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?

2/ Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?

Sau khi đã tìm hiểu qua công dụng của từng cách chườm, bạn có thể đoán được lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng chưa nè? Nếu bạn chưa chắc chắn với suy nghĩ của mình thì xem tiếp nội dung bên dưới của TinyBox mình nha. 

Như bạn đã biết chườm nóng có công dụng lưu thông máu, giúp khu vực bị tổn thương có lượng máu nhiều hơn so với ban đầu. Điều này có nghĩa khi lỗ xỏ mới được thực hiện thì bạn không nên chườm nóng. Vì lúc này miệng vết thương còn hở, nếu bạn chườm nóng dễ làm cho lỗ xỏ khuyên bị chảy máu. Tốt nhất đối với lỗ xỏ khuyên ở 48 giờ đầu tiên, bạn nên chườm lạnh để làm dịu lỗ xỏ và hạn chế tối đa các triệu chứng bầm tím, sưng viêm, đau nhức, chảy máu. 

Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?

Chung quy lại: Việc chườm lạnh nên được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ khi xỏ khuyên hoặc đau do viêm cấp. Chườm nóng được sử dụng sau 48h hoặc cho các cơn đau mãn tính. (nên chườm lạnh trước, chườm nóng sau)

3/ Cách chườm lạnh và chườm nóng cho lỗ xỏ khuyên được an toàn

Cách chườm lạnh

Để giảm bớt sự khó chịu và sưng tấy, bạn hãy bỏ đá viên vào khăn sạch sau đó quấn lại đắp lên vùng da gần lỗ xỏ. Thực hiện lặp lại một vài lần trong 48h đầu tiên, mỗi lần cách 4-5 tiếng và không được chườm quá 15 phút. Nếu bạn sử dụng túi chườm lạnh hay loại gel nén thì nên sử dụng thêm một miếng gạc sạch ở giữa để tránh nhiễm trùng.

*Lưu ý: Không chườm lạnh quá 15 phút vì có thể gây bỏng lạnh, giảm lưu lượng máu, làm chậm quá trình lành vết thương.
 

Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?


Cách chườm nóng

Sau khi vết sưng tấy ban đầu giảm bớt nhờ chườm lạnh, bạn nên chườm ấm thêm bằng túi chườm chuyên dụng (nếu có), hoặc khăn ấm sạch hay thậm chí là một chai nước ấm trong 5-10 phút để tăng cường tuần hoàn máu, giúp khu vực này được chữa lành nhanh hơn. Và cũng như chườm lạnh, bạn nên để một miếng gạc sạch ở giữa để ngăn ngừa vi khuẩn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết điều này, nếu bạn chườm ấm quá sớm có thể có tác dụng ngược lại làm lỗ xỏ bị chảy máu và sưng nhức nhiều hơn. 

*Lưu ý: Nhiệt độ chườm nóng phù hợp là 35 độ C - 50 độ C, nhưng không nên áp dụng khi miệng lỗ xỏ còn hở và có chảy máu. 

 

Lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng?


Vậy là sau nội dung ngắn này chắc bạn đã biết chính xác lỗ xỏ khuyên khi nào chườm lạnh và khi nào chườm nóng rồi đúng không nè. Nhưng nếu bạn không xác định được tình trạng của mình hiện tại nên chườm lạnh hay nóng thì có thể liên hệ qua hotline/ zalo 0822456234 TinyBox chúng mình hỗ trợ nha. 


Tham khảo thêm:

>> Lỗ xỏ khuyên tai bị bầm tím có sao không?

>> Lỗ xỏ khuyên bị bầm tím lăn trứng gà được không?