Bấm lỗ tai và cách chăm sóc: Hướng dẫn A-Z

Bấm lỗ tai là phương thức làm đẹp lâu đời. Tuy nhiên, vì bấm là việc chọc thủng cơ thể nên nó tạo tổn thương, lúc này để có lỗ đeo trang sức an toàn và xinh xắn, chúng ta cần tìm hiểu các vấn đề xoay quanh bấm lỗ tai và cách chăm sóc của nó nha.
 

Bấm lỗ tai và cách chăm sóc
BẤM LỖ TAI VÀ CÁCH CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO CHO CHUẨN?

1. Bấm lỗ tai và cách chăm sóc: Hướng dẫn A-Z

1.1 Sau khi bấm lỗ tai có nhất thiết phải vệ sinh không?

Không phải cơ địa của ai cũng có thể tự chảy lành mà không cần tác động, chính vì thế mà bạn nên vệ sinh sau khi bấm lỗ tai để có được lỗ bấm khỏe mạnh. 

2 dụng cụ cần phải có trong quá trình chăm sóc lỗ bấm:

1. Nước muối sinh lí (Natri Clorid)
 

Bấm lỗ tai và cách chăm sóc
>> MUA TẠI: Natri Clorid

2. Bông tăm (bông tăm em bé càng tốt)

Bấm lỗ tai và cách chăm sóc
>> MUA TẠI: Bông tăm 57 que tiết kiệm


Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trong khâu vệ sinh, thì phần quan trọng tiếp theo là cách vệ sinh như thế nào cho đúng:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng
  • Bước 2: Bạn có thể nhỏ trực tiếp vào lỗ bấm hoặc đổ ra bông tăm để làm mềm các vết bẩn
  • Bước 3: Dùng bông tăm sạch mới khác để lau khô lỗ bấm lại một lần nữa

1.2 Có cách nào để lỗ bấm mau lành hơn không?

Thật ra, bấm tai chỉ là vết thương nhỏ có thể tự chữa lành theo thời gian, tuy nhiên không phải cơ địa nào cũng "lành tình" và mọi thứ đều suôn sẻ. Bởi vậy mà bạn nên bổ sung thêm cho mình một số kiến thức như đường ăn uống, thói quen sinh hoạt,...
 

Bấm lỗ tai và cách chăm sóc


Đường ăn uống: 

Chúng ta đều biết được rằng thực phẩm nào gây hại, thực phẩm nào mát cho cơ thể, nhưng có một số cơ địa cực kì mẫn cảm và dễ bị sẹo lồi, thì cần hạn chế một số món như thịt bò, rau muống, nếp,...

Bên cạnh đó nên bổ sung thêm: Nước ép, sinh tố, cà chua, vitamin, thịt heo,... để tăng sức đề kháng và thanh lọc

Thói quen sinh hoạt:

Yếu tố thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến thời gian chữa lành của lỗ bấm. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên nằm đè, tác động áp lực lên nó thì nó không thể nào lành được. Từ đó, chúng ta sẽ rút ra được một số điều cần lưu ý và nên tránh như sau:
 

Bấm lỗ tai và cách chăm sóc
 

  1. Không nằm đè, va đạp, hay va chạm vào lỗ bấm, điều này không những làm nó khó lành mà còn làm cho bạn đau đớn
  2. Để không bị nhiễm trùng, ngoài vệ sinh bằng nước muối sinh lí bạn nên tránh cho tay chạm vào lỗ mới bấm.
  3. Không ngâm lỗ bấm trong hồ bơi, bồn tắm, sông suối,...
  4. Tuyệt đối không tự ý thay hay tháo khuyên tại nhà 

Sau khi chia sẻ cho bạn bấm lỗ tai và cách chăm sóc như thế nào cho đúng, TinyBox hy vọng rằng bạn sẽ có được lỗ đeo trang sức hoàn toàn khỏe mạnh và xinh xắn. 
Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!


Tham khảo thêm:
 

>> Bấm lỗ tai chảy mủ phải làm sao? Nguyên nhân & cách xử lí vô cùng hiệu quả
>> Bấm lỗ tai mấy ngày thì đeo khuyên được? Chi phí thay khuyên an toàn