4 dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng - Cách chữa hiệu quả cho từng giai đoạn

Không phải hình thức tạo lỗ đeo trang sức nào cũng mang lại sự ưng ý hoàn hảo cho bạn. Đặc biệt là khi bạn áp dụng kỹ thuật bấm lỗ tai bằng súng sẽ dễ rơi vào tình trạng bị nhiễm trùng. Vì thế mà hãy cùng TinyBox tìm hiểu ngay 4 dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng và đưa ra phương án xử lí kịp thời nhé!
 


4 dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng mà bạn nên biết để tránh tiền mất tật mang

Hầu hết 4 dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng xuất hiện khá sớm sau khi thực hiện. Phần lớn sẽ rơi vào 4 trường hợp sau:


1. Sưng đỏ hoặc sẫm màu xung quanh lỗ bấm (tùy thuộc vào màu da của bạn)

Dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng thường gặp nhất là sưng đỏ cả mặt trước và sau xung quanh lỗ bấm. Khi gặp phải tình trạng này bạn chỉ cần cố gắng vệ sinh bằng nước muối sinh lí 2 lần mỗi ngày. 

Đây là nhiễm trùng nhẹ nhất trong 4 dấu hiệu nhưng bạn không nên chủ quan mà ngưng vệ sinh, bởi vì ông bà ta luôn có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không nè. 


>> Thuốc uống sau khi xỏ khuyên mà bạn nên biết
 


2. Đau nhức kéo dài không có dấu hiệu xuyên giảm 

Hầu hết tất cả chúng ta khi bấm tai xong sẽ luôn có cảm giác hơi ê, và nhức trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nếu nó không có dấu hiệu của sự cải thiện thì đó chính là sự cảnh báo lỗ bấm của bạn đã nhiễm trùng. 

Lúc này bạn cần kiên trì vệ sinh và hỗ trợ thêm đường uống kháng sinh.


>> Cách vệ sinh lỗ xỏ khuyên và bấm
 


3. Có máu hoặc mủ chảy ra từ lỗ bấm - mủ có thể có màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng 

Khi lỗ bấm của bạn bắt đầu xuất hiện máu và dịch mủ chính là một trong những dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng nặng. Nếu chỉ có chút máu và mủ bên trong lỗ bấm thì bạn chỉ cần kiên trì và cố gắng vệ sinh theo thời gian sẽ hết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm một điều quan trọng là nếu lỗ bấm của bạn tự chảy dịch mủ dính hết cả bông tai, thì cần tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở xỏ khuyên gần nhất để thăm khám. 


>> Vệ sinh lỗ tai sau khi bấm có thực sự quan trọng?
 


4. Bạn cảm thấy nóng mình, rùng mình hoặc có dấu hiệu bị sốt

Sức khỏe của bạn bị tuột dốc ngay sau khi bấm lỗ tai thì cơ thể đang báo động cho bạn rằng "chất liệu bạn đang đeo không phù hợp". Hoặc đã bị nhiễm trùng vì môi trường thực hiện không đảm bảo vệ sinh. Lúc này, bạn chỉ nên tới ngay trạm y tế hay bệnh viện để thăm khám trực tiếp. 
 

>> Vì sao súng bấm khuyên tai bị nghiêm cấm hiện nay?
 


3 lưu ý bạn cần tránh để không xuất hiện dấu hiệu bấm lỗ tai bị nhiễm trùng 

  • Tránh cho tay chạm lên lỗ bấm 
  • Tránh nằm đè, tác động vào lỗ bấm
  • Tránh ngâm lỗ bấm trong hồ bơi, bồn tắm, sông suối,... (trong 2-4 tuần đầu tiên)


Tham khảo;

>> Gói bảo hành khi sử dụng dịch vụ: Xử lí bump, nhiễm trùng,...

>> Bảng giá xỏ khuyên tổng hợp tất cả vị trí tại 

>> Giai đoạn xỏ khuyên: Mô tả từ A-Z quá trình xỏ đến khi lỗ xỏ lành