Cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé chi tiết A - Z
Thứ Năm,
01/08/2024
Bấm lỗ tai cho bé hiểu đơn giản thì đây là hình thức làm đẹp để tạo lỗ đeo trang sức. Sau khi lỗ bấm lành và bé lớn, bé có thể thoải mái đeo những mẫu khuyên tai mà mình yêu thích. Tuy nhiên để lỗ bấm nhanh lành, cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé ảnh hưởng một phần không nhỏ. Cho nên trong bài viết hôm nay, hãy cùng TinyBox tham khảo cách chăm sóc tại nhà cho bé chi tiết từ A - Z ở nội dung bên dưới nhé.
Chăm sóc sau khi bấm lỗ tai cho bé có quan trọng không?
Sau khi bấm cho bé, việc chăm sóc sau khi bấm lỗ tai/ xỏ khuyên tai là một bước cần thiết và rất quan trọng, điều này giúp rút ngắn thời gian chữa lành, mà cùng với đó là tai của bé không gặp tình trạng nhiễm trùng. Nếu bạn không vệ sinh hay chăm sóc lỗ bấm tai cho con em mình đúng cách, thì không chỉ làm cho vết thương của bé lâu lành, mà khi lành, có thể lỗ bấm trông mất thẩm mỹ vì có thể bị thâm, hay vị trí bị di chuyển so với ban đầu. Do vậy, cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé tại nhà là vô cùng quan trọng.
Cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé chi tiết A - Z
Thời gian lành sau khi bấm lỗ tai cho bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa mỗi bé, quy trình bấm tai có đảm bảo vệ sinh hay không, tay nghề của người thực hiện, chất liệu và kiểu dáng bông tai bé đang sử dụng,...
Thời gian vết thương ổn định và lành hẳn 100% của các bé dao động khoảng 3 đến 5 tháng tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé. Nếu bạn chăm sóc tốt cho bé thì thời gian có thể được rút ngắn lại khoảng 2 đến 4 tháng.
1/ Cho bé ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, tránh các thức ăn nhanh
Cho bé ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng giúp bé có sức đề kháng, sản sinh các tế bào mới giúp hồi phục vết thương nhanh chóng. Điều này không đồng nghĩa với việc cho bé kiêng ăn, chỉ trừ khi cơ địa bé bị dị ứng sẵn trước đó. Do nhìn chung, theo các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, sẽ không có món ăn nào là chống chỉ định hoàn toàn.
2/ Rửa lỗ bấm tai cho bé với nước muối 2 -3 lần/ ngày
Rửa lỗ bấm cho bé mỗi ngày với nước muối sinh lí giúp khu vực xung quanh lỗ bấm được sạch sẽ, tránh tich tụ chất bẩn, mảng bám. Nếu bạn không vệ sinh cho bé, khi để lâu, sẽ tạo môi trường lí tưởng để cho các vi khuẩn có hại phát triển, làm lỗ bấm của bé bị nhiễm trùng, lâu lành.
3/ Chỉnh tư thế ngủ cho bé, nếu lỗ bấm của bé đang bị ép vào gối
Một điều rất quan trọng khác trong cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé mà ít bạn nào để ý đến. Đó là để một lỗ bấm lành nhanh, thì việc tránh nằm đè lên ảnh hưởng không nhỏ. Việc liên tục để bé nằm đè lên lỗ bấm gây áp lực thì vết thương không thể lành được. Vì vậy, tư thế khi bé nằm ngủ miễn làm sao không ép lỗ bấm trực tiếp vào gối là được.
4/ Tránh gây áp lực cho lỗ bấm tai của bé đến khi lành hẳn
Từ phân tích trên, bạn có thể thấy được rằng tránh gây áp lực cho lỗ bấm không chỉ có vấn đề tránh nằm đè, mà còn tránh để bé chạm tay lên. Hay ví dụ bạn bế bé, tắm rửa cho bé, cũng cẩn thận, tránh đụng đến vết thương.
Qua nội dung chia sẻ "cách chăm sóc sau khi bấm tai cho bé tại nhà chi tiết A - Z" ở trên. TinyBox hy vọng rằng có thể giúp bạn trong việc chăm sóc bé cũng như biết cách giúp lỗ bấm của bé mau lành.
Nếu bé nhà bạn chưa từng làm bấm, đừng quên đặt lịch hẹn bấm khuyên/ xỏ khuyên tai cho bé với TinyBox qua Hotline/ zalo 0822456234 nha.
Tham khảo thêm:
>> Bé mấy tháng bấm lỗ tai an toàn?
>> Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ phải làm sao?
>> Tại sao nên chọn xỏ khuyên tai cho bé thay vì bấm bằng súng?