Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ phải làm sao?
Chủ Nhật,
18/12/2022
Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ đang là vấn đề đau đầu của nhiều mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng như vậy? Và có cách chữa hiệu quả nào tại nhà không?
Để có câu trả lời chính xác nhất, mẹ hãy cùng TinyBox tham khảo ngay nội dung hữu ích ngay bên dưới đây.
Cách chữa bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ với 2 bước đơn giản
Nguyên nhân bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ
Trước khi bước qua cách chữa bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ, mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy, để có cách phòng tránh và không bị lại.
Nguyên nhân phổ biến:
- Lựa chọn cơ sở xỏ khuyên/ bấm lỗ tai không uy tín, không có giấy chứng nhận phòng chống lây nhiễm của y tế
- Tạo lỗ đeo trang sức bằng cách truyền thống, tự xỏ kim và đeo chỉ tại nhà cho bé
- Không thường xuyên vệ sinh lỗ xỏ cho bé hoặc vệ sinh lỗ xỏ không đúng cách
- Giai đoạn bé còn bú sữa nhưng mẹ bổ sung quá nhiều thực phẩm như xôi, nếp... cũng dẫn đến lỗ tai của bé bị mưng mủ
- Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ nhưng chạm vào lỗ bấm
- Chọn chất liệu bông tai giữ lỗ kém chất lượng (có chứa thành phần niken)
Sau khi tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến làm cho tai bé bị mưng mủ, mẹ cùng TinyBox xem cách chữa tại nhà ngay bên dưới đây nhé!
Bấm lỗ tai cho bé bị mưng mủ phải làm sao?
Lỗ tai của bé đang bị mưng mủ, mẹ có thể chữa tại nhà cho bé bằng 2 bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Dùng bông tăm em bé được làm ẩm bằng dung dịch nước muối sinh lí. Sau đó, mẹ nên vừa lau sát vừa miết nhẹ lỗ bấm, để có thể lấy sạch bụi bẩn và dịch mủ ra .
- Bước 2: Sau khi được làm sạch, mẹ có thể bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh xung quanh lỗ bấm và trên chính bông tai (1-2 lần/ngày, tối đa 7 ngày)
Sử dụng đầu bông tăm càng nhỏ, càng lấy sạch được bụi bẩn và dịch mủ
Lưu ý: Không dùng cồn và oxy già lên đôi tai nhạy cảm của bé
5 lưu ý trong thời gian chữa lành lỗ bấm của bé
- Không tự ý tháo/ thay bông tai tại nhà
- Mẹ chỉ nên chạm vào tai của bé khi đã được rửa kỹ lưỡng
- Hạn chế cho tai tiếp xúc với nước. Nếu bị dính nước cần lau khô lại bằng bông tăm sạch
- Xoay bông tai ngày 2-3 lần. Nếu bông tai của bé là hình tròn, mẹ nên đẩy qua lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nên kết hợp thêm dầu mù u để không làm bé bị đau.
Lỗ tai của bé bị mưng mủ nặng hơn phải làm sao?
Đối với trường hợp lỗ tai của bé bị mưng mủ kéo dài (3-5 ngày), mẹ nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhấn để thăm khám.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian chờ đợi, mẹ có thể đến địa điểm xỏ khuyên để xử lí. Tuy nhiên, mẹ nên đến cơ sở được cấp phép và có giấy chứng nhận phòng chống lây nhiễm qua đường máu của y tế.
Vậy địa điểm xỏ khuyên được cấp phép và có giấy chứng nhận ở đâu?
TinyBox - Cơ sở xỏ khuyên và bấm khuyên tai đầu tiên có giấy chứng nhận của bộ y tế.
- Sử dụng các thiết bị và kỹ thuật vô trùng
- Các dụng cụ được tiệt trùng trước khi thực hiện
- Phòng khám sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát
- Thợ chuyên môn lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm xử lí lỗ bấm bị mưng mủ
>> Bé mấy tháng bấm lỗ tai an toàn?
>> Bấm lỗ tai cho bé ở đâu an toàn bảo hành lên tới 12 tháng?