Hết đau vẫn cần "kỷ luật"! Cách chăm sóc lỗ xỏ tránh sẹo lồi
Thứ Hai,
19/05/2025
Bạn nghĩ rằng lỗ xỏ hết đau là lành? Bạn dần bỏ qua những bước chăm sóc quan trọng vì nghĩ rằng "mọi thứ đã ổn? Hãy tỉnh táo! Sự ỷ y của bạn chính là "lời mời gọi" sẹo lồi ghé thăm. Để bài viết hôm nay, TinyBox phân tích tại sao hết đau vẫn nên chăm sóc lỗ xỏ, cũng như chia sẻ cách chăm sóc lỗ xỏ tránh sẹo lồi hiệu quả nhất.
1/ Tại sao hết đau vẫn nên chăm sóc lỗ xỏ để tránh sẹo lồi?
Nhiều người nghĩ rằng khi lỗ xỏ không còn đau, việc chăm sóc trở nên không cần thiết nữa. Tuy nhiên đây là một sai lầm! Và dưới đây là những lý do bạn cần "kỷ luật" duy trì thói quen chăm sóc:
- Bên trong lỗ xỏ vẫn chưa lành: Thực tế là, dù bề mặt da có thể ngừng đau và bớt sưng, nhưng quá trình lành vết thương thực sự bên trong lỗ xỏ vẫn đang âm thầm diễn ra. Các mô tế bào mới đang dần được tái tạo và liên kết lại. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng (thời gian tùy thuộc vào vị trí xỏ và cơ địa của mỗi người).
- Nguy cơ lỗ xỏ bị tái nhiễm: Các tác động hàng ngày như chạm tay vào lỗ xỏ, vướng quần áo, nằm nghiêng khi ngủ vẫn có thể đưa vi khuẩn vào lỗ xỏ. Từ đó làm lỗ xỏ đang ổn định xong lại tái viêm, mà từ điều kiện này sẽ dẫn đến hậu quả bên dưới.
- Phòng ngừa phản ứng thái quá: Lỗ xỏ luôn trong tình trạng viêm nhiễm, lở loét,... kích thích cơ thể sản xuất collagen quá mức, từ đây dễ dẫn đến sẹo lồi.
Chính vì vậy, việc "hết đau" chỉ là một dấu hiệu cho thấy lỗ xỏ đã qua giai đoạn khó khăn ban đầu, chứ không phải là "tín hiệu đèn xanh" để bạn ngừng việc chăm sóc. Duy trì thói quen chăm sóc lỗ xỏ một cách đều đặn và đúng cách trong suốt quá trình chưa lành, sẽ đảm bảo lỗ xỏ được lành hoàn toàn từ trong ra ngoài, khỏe mạnh và không có nguy cơ hình thành sẹo lồi.
2/ Cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên để không bị sẹo lồi
1/ Duy trì vệ sinh đều đặn: Ngay cả khi không còn đau, bạn hãy tiếp tục vệ sinh lỗ xỏ 2 lần mỗi ngày bằng cách cho dung dịch nước muối sinh lý ra đầu tăm bông. Nhẹ nhàng làm sạch cả mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ, giúp loại bỏ bụi bẩn và dịch tiết - đây là bước quan trọng trong cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên.
2/ "Nâng niu" lỗ xỏ khi ngủ: Tránh nằm đè trực tiếp lên bên xỏ khuyên. Bạn có thể sử dụng gối chữ U hoặc kê cao đầu để giảm áp lực lên vùng xỏ.
3/ Cẩn trọng trong mọi hoạt động: Luôn chú ý bảo vệ lỗ xỏ khỏi những va chạm không đáng có. Cẩn thận khi mặc quần áo, chải tóc, đeo khẩu trang, và tránh các hoạt động thể thao mạnh trong giai đoạn lỗ xỏ chưa lành hẳn. Điều này giúp quá trình chăm sóc lỗ xỏ diễn ra suôn sẻ.
Có thể bạn quan tâm: Bump Helix là gì? Cách chữa bump Helix hiệu quả
4/ Kiên nhẫn với chiếc khuyên ban đầu, không thay khuyên khi không cần thiết: Hãy đeo chiếc khuyên ban đầu (thường là khuyên y tế / titanium) cho đến khi lỗ xỏ lành hoàn toàn theo hướng dẫn của thợ xỏ khuyên. Đây là loại khuyên được làm từ chất liệu an toàn, ít gây kích ứng và giúp lỗ xỏ lành tốt nhất.
5/ Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng, đỏ, nóng, đau trở lại hoặc chảy dịch, đừng chủ quan. Hãy liên hệ ngay với thợ xỏ khuyên hoặc tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tư vấn kịp thời trong quá trình chăm sóc lỗ xỏ khuyên.
6/ Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Một cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tinh thần thoải mái sẽ giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, hỗ trợ cách chăm sóc lỗ xỏ từ bên trong.
Bạn hãy nhớ rằng, "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Chăm sóc lỗ xỏ đúng cách ngay từ đầu, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi hết đau, sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của chiếc khuyên mà không phải lo lắng về những biến chứng khó chịu như sẹo lồi.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên để không bí sẹo lồi, đừng ngần ngại liên hệ với TinyBox (www.tinybox.vn) qua HOTLINE 0822456234 để được tư vấn tận tình nhé!
Tham khảo thêm:
>> 3 cách nhận biết bị bump sắp thành sẹo lồi trong xỏ khuyên