Bấm lỗ tai bị áp xe: Nguyên nhân, cách xử lí và phòng tránh

Nhiễm trùng, sưng nhức, chảy máu... là các triệu chứng phổ biến thường gặp sau khi bấm lỗ tai, còn tình trạng bị áp xe thì it đối tượng gặp phải hơn. Tuy nhiên, bấm lỗ tai bị áp xe rất khó điều trị và xử lí. Do đó, nội dung hôm nay, TinyBox xin chia nguyên nhân bấm lỗ tai dẫn đến tình trạng này để bạn biết nhờ đó biết cách phòng tránh, và đưa ra cách xử lí phù hợp.  


Bấm lỗ tai bị áp xe


Bấm lỗ tai bị áp xe là gì?

Bấm lỗ tai là hình thức người thực hiện sử dụng "súng bấm" để bắn vào các điểm đã được thống nhất trước đó. Thường "súng bấm" không thể tiệt trùng và phải sử dụng cho nhiều người. Do đó, bấm lỗ tai bị bị nhiễm trùng dẫn đến áp xe cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bấm lỗ tai bị áp xe là gì?


Bấm lỗ tai bị áp xe là khu vực xung quanh lỗ bấm hình thành một túi mủ. Mủ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu chết, xác vi trùng, chất lỏng và mô chết, dẫn đến bên trong chứa đầy dịch mủ. Bấm lỗ tai khi gặp tình trạng này cũng dễ dàng được nhận diện lâm sàng với các đặc điểm sau: Là một khối mềm, lùng nhùng, da vùng áp xe thường nóng, đỏ, sưng nề, chạm vào thấy đau, hay tình trạng trở nặng thì bạn không chạm cũng cảm thấy đau nhức, khó chịu. 


Bấm lỗ tai bị áp xe


Nguyên nhân bấm lỗ tai bị áp xe

Nguyên nhân gây áp xe ở người bấm lỗ tai thường là do nhiễm trùng, các ngoại vật xâm nhập vào cơ thể. Khi hàng rào bảo vệ da bị vỡ, vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết cắt, đâm thủng hoặc dọc theo nang lông dần hình thành mủ, tạo ra áp xe. Áp xe hình thành khi hệ thống phòng thủ của cơ thể cố gắng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập bằng phản ứng viêm. Ngoài ra, sự tắc nghẽn mồ hôi, dầu (bã nhờn),… hoặc nang lông, u nang có từ trước cũng gây áp xe.


Lúc này, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân bấm lỗ tai bị áp xe bắt đầu từ việc nhiễm trùng và cơ thể bạn không có khả năng chống lại. Điều này có nghĩa, các nguyên nhân làm bạn bị nhiễm trùng sẽ có thể dẫn đến áp xe như:


- Quy trình bấm lỗ tai không đảm bảo vệ sinh, kém an toàn, các dụng cụ không được khử trùng, tiệt trùng

- Khuyên tai không đảm bảo chất lượng, trầy xước

- Không làm sạch lỗ tai mỗi ngày sau khi bấm 

- Thường xuyên chạm tay bẩn vào lỗ bấm 

- Tháo khuyên tai trước khi lỗ bấm tai lành lại 

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, cơ thể giảm khả năng chống nhiễm trùng thì khả năng cao bấm lỗ tai bị áp xe. 


Bấm lỗ tai bị áp xe


Cách xử lí bấm lỗ tai bị áp xe

Nếu không may bạn bị áp xe sau khi bấm lỗ tai hoặc đang nghi ngờ cơ thể mình gặp phải, cách tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp xử lí phù hợp. Nếu bạn tự nặn mủ ra khỏi áp xe, vi khuẩn dễ dàng lây lan sang các vùng khác hoặc nhiễm vào các mô sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng kim hoặc dụng cụ sắc nhọn đâm vào trung tâm áp xe gây tổn thương mạch máu bên dưới và khiến nhiễm trùng lan rộng. 


Bấm lỗ tai bị áp xe

 

Cách phòng tránh bấm lỗ tai bị áp xe

Phòng tránh bấm lỗ tai bị áp xe đó là bạn đừng để lỗ bấm của mình bị viêm, nhiễm trùng bằng cách:
 

- Lựa chọn địa điểm uy tín, chuyên nghiệp, thợ chuyên môn nhiều kinh nghiệm để thực hiện 

- Làm sạch lỗ xỏ/ lỗ bấm 2-3 lần trong ngày

- Tăng đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.

- Bỏ thuốc lá, rượu bia

- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng chuyên dụng trước khi chạm vào lỗ xỏ

- Nên chọn hình thức xỏ khuyên thay vì bấm lỗ tai bằng súng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. 


Tại TinyBox, chúng mình sử dụng hình thức xỏ khuyên/ bấm lỗ tai chuẩn Y khoa. Các dụng dụ đều được tiệt tùng trước khi sử dụng. Đặc biệt, kim xỏ hay dụng cụ bấm tai chuyên dụng chỉ sử dụng một lần, không tái sử dụng. Điều này đảm bảo vệ sinh, phòng tránh nhiễm trùng dẫn đến áp xe cho khách hàng. Bạn có thể đặt lịch hẹn hoặc thăm khám lỗ xỏ/ lỗ bấm tại TinyBox qua Hotline/zalo 0822456234. 


Bấm lỗ tai bị áp xe


Bấm lỗ tai bị áp xe thường xảy ra với các bạn lựa chọn hình thức bấm "bằng súng" tái sử dụng tại các nơi kém uy tín, không đảm bảo vệ sinh, cũng như không có chính sách chăm sóc hậu mãi sau khi bấm. Do đó, thông qua bài viết này, TinyBox hy vọng bạn đã biết cách điều trị cũng như cách phòng tránh làm sao để bấm lỗ tai không bị áp xe. 


Tham khảo thêm:

>> Lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng có nên đi bệnh viện không?

>> Bấm lỗ tai chuẩn y khoa ở đâu?